1: Forex là gì?
Forex là từ viết tắt của Foreign Exchange, hay còn được gọi là FX, spot FX, thị trường ngoại hối… là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, với số lượng tiền giao dịch mỗi ngày lên đến 5,1 nghìn tỉ USD (theo báo cáo của World Bank năm 2016). Nói ngắn gọn hơn, Forex là thị trường phi tập trung cho việc trao đổi các loại tiền tệ trên toàn cầu.
- Khởi điểm của thị trường Forex
Ngày nay bắt đầu vào năm 1971, sau khi nền kinh tế toàn cầu đã chuyển mình từ “bản vị vàng” sang tự do tiền tệ. Bước tiến này được xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng nhìn chung là do chịu ảnh hưởng bởi sự kiện Mỹ chính thức rút khỏi chế độ tiền tệ Bretton Woods, cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi.
-
Thị trường ngoại hối – Forex
Thị trường trao đổi tiền tệ có giá trị rất rất lớn. Bạn có thể hình dung: Nếu thị trường chứng khoán New York có giá trị giao dịch lên đến 25 tỉ USD/ngày thì con số này vẫn còn rất nhỏ để so với 5100 tỷ USD/ngày của Forex. Vì tất cả các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi… giữa các nước trên toàn thế giới đều phải thông qua thị trường ngoại hối.
-
Thành phần tham gia vào thị trường Forex
Các định chế tài chính gồm các ngân hàng quốc tế, các ngân hàng trung ương, các quỹ tài chính và các công ty thương mại lớn; những cá nhân giao dịch (trader) chiếm khoảng 7%.
-
Vậy “hàng hóa” của Forex là gì?
Câu trả lời là TIỀN. Giao dịch ngoại hối là hoạt động giao dịch mua một số lượng tiền này và bán một số lượng tiền khác diễn ra cùng thời điểm. Tiền được giao dịch thông qua người môi giới hoặc trực tiếp theo từng cặp: ví dụ cặp AUD/USD, GBP/USD.
Tuy nhiên các cá nhân không thể tự tham gia vào thị trường này, mà bắt buộc phải thông qua một nhà môi giới; thường được gọi là các Broker – sàn Forex.
2: Vài nét về lịch sử
Lịch sử của thị trường Ngoại hối gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của tiền tệ. Đồng tiền được sử dụng như là vật trao đổi ngang giá cho rất nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Những bằng chứng sớm nhất về việc sử dụng tiền xuất hiện cách đây khoảng 4.500 năm tại vùng Lưỡng Hà (Iraq ngày nay).
Những dấu tích khảo cổ cho thấy cư dân thời đó trả một lượng bạc nhất định để đổi lấy hàng hóa và đã bắt đầu sử dụng tiền xu đúc từ những hợp kim khác nhau như một phương tiện thanh toán. Những dấu tích sớm nhất về tiền xu xuất hiện cách đây khoảng 3.000 năm tại Lydia (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay).
Ban đầu, những đồng xu có hình dạng khác nhau. Những đồng xu dẹt bằng đồng được sử dụng ở Nga và Italia; ở Trung Quốc là dao và những dụng cụ khác bằng đồng thau; ở Thái Lan là những mẩu bạc được tạo hình giống con thuyền; ở Nhật Bản là những đồng xu chữ nhật bằng vàng và bạc. Những thứ có giá trị cao được coi là các phương tiện ngang giá chung cho thanh toán của cư dân cổ đại.
Hệ thống ngang giá chung nhanh chóng phổ biến trên toàn thế giới. Ở các quốc gia khác nhau, các hợp kim khác nhau được sử dụng để đúc tiền xu, tuy nhiên, vàng, bạc, đồng thau và đồng đỏ là những chất liệu phổ biến nhất.
Tiền giấy xuất hiện muộn hơn rất nhiều và lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc. Khoảng thế kỷ thứ X, hoàng đế Trung Hoa lúc đó cho phát hành những loại tiền xu rất nặng nhưng có giá trị thấp trong thanh toán. Người dân cảm thấy không thoải mái khi sử dụng những đồng tiền này và đổi chúng để lấy các giấy biên nhận thể hiện giá trị chính xác của các loại hàng hóa từ các thương nhân. Một thế kỷ sau đó, triều đình phong kiến Trung Hoa rút các loại giấy biên nhận này ra khỏi lưu thông và ra lệnh in các loại giấy bạc nhằm sử dụng chúng như là đồng tiền hợp pháp. Đây chính là điểm khởi đầu của tiền giấy.
Ban đầu, tất cả các loại tiền giấy đều là vàng. Vàng được cất trong các ngân hàng và các ngân hàng này chỉ trả tiền để đổi lấy vàng. Vào thời đó, mọi người đều có thể đổi giấy bạc thành vàng và ngược lại. Các loại tiền giấy theo mệnh giá được đưa vào lưu thông nhằm tránh việc giảm giá trị của tiền tệ. Qua thời gian, người ta dần thấy rằng không cần thiết phải đảm bảo tiền giấy bằng vàng ở mức 100%.
Có một thực tế thú vị là rất lâu sau khi tiền giấy được đưa vào lưu hành, vẫn có nhiều quốc gia không sử dụng đồng tiền mà giá trị được chia dựa trên hệ thập phân. Hệ đơn vị truyền thống xuất hiện cách đây hàng nghìn năm vẫn còn phổ biến tại Anh cho đến tận năm 1971. Trước khi hệ thập phân được áp dụng, đồng bảng được chia nhỏ thành 20 shillings hay 240 xu cho một bảng. Phải đến tận năm 1971 thì đồng bảng mới được chia lại thành 100 xu.
Nhà kinh doanh nổi tiếng người Mỹ Frank McNamara thực hiện thanh toán đầu tiên bằng séc vào đầu những năm 1950. Khi đang ăn tối tại một nhà hàng sang trọng ở New York, ông bối rối khi phát hiện ra mình đã bỏ quên ví ở nhà. Sau đó, ông bảo đảm việc thanh toán với chủ nhà hàng bằng chữ ký của mình. Sự việc này là điểm khởi đầu cho phương thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cũng kể từ thời điểm đó, khái niệm tiền đã trở nên thực tế và rộng rãi hơn rất nhiều và là điều kiện tiên quyết cho sự xuất hiện của thị trường Ngoại hối ngày nay. Rất nhiều chuyên gia cho rằng việc rút toàn bộ tiền giấy và tiền xu ra khỏi lưu thông và tiến hành các phương thức thanh toán điện tử là xu hướng không thể tránh khỏi đối với tất cả các hệ thống tiền tệ trên toàn thế giới.
Sự xuất hiện của thị trường Ngoại hối xuất phát từ yêu cầu của rất nhiều quốc gia và doanh nghiệp mong muốn thực hiện hoạt động giao dịch quốc tế mà không bị hạn chế. Các công ty nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài – theo đúng quy luật – sẽ phải mua ngoại tệ của các quốc gia đó để thanh toán cho những hàng hóa mà họ nhập khẩu.
Thị trường Ngoại hối xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XVIII. Vào thời điểm đó, đồng bảng Anh đóng vai trò là đồng tiền dự trữ chủ yếu. Trên thực tế, tỷ giá hối đoái ban đầu được cố định dựa trên chế độ bản vị vàng; và do vậy, kỷ nguyên của “bản vị vàng” cũng bắt đầu. Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, thị trường Ngoại hối chứng kiến những thay đổi lớn lao. Hiệp định Bretton Woods năm 1944 đã đặt nền móng cho một hệ thống tiền tệ quốc tế dựa trên khả năng chuyển đổi nhiều đồng tiền quốc gia khác nhau sang đồng đô-la Mỹ rồi sau đó, đến lượt mình, đồng tiền này được chuyển đổi thành vàng. Không lâu sau đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chính thức ra đời.
3: Thị trường Ngoại hối ngày nay
Thị trường Ngoại hối như ngày nay tồn tại từ những năm 1970, khi tỷ giá hối đoái cố định được thay thế bằng tỷ giá thả nổi, điều này cho phép hàng nghìn nhà đầu tư cá nhân và tổ chức có thể thu lợi nhuận từ những thay đổi của chúng. Thị trường Ngoại hối thường được gọi bằng cái tên khác là thị trường Forex, hay chỉ đơn giản là Forex.
Thị trường Ngoại hối có lẽ là thị trường tài chính có tính thanh khoản cao nhất thế giới. Doanh số trung bình hàng ngày của nó là khoảng 2.000 tỷ đô-la Mỹ. Tính thanh khoản cao có nghĩa là tại thời điểm bất kỳ, nếu có một cá nhân muốn bán một lượng ngoại tệ nào đó thì sẽ có một cá nhân khác muốn mua ngoại tệ đó với số lượng tương đương. Đôi khi, có một khoảng chênh lệch giữa hai mức giá mua và bán này (xem Hình 2A trang 24) tuy rất hiếm gặp. Khoảng chênh lệch này cho thấy một khoảng giá mà trong đó, không có bất cứ giao dịch thực tế nào được tiến hành và nó sẽ làm cho mức giá diễn biến theo chiều hướng phù hợp. Mức chênh lệch giá hiếm khi xảy ra và đươc coi là một ngoại lệ. Thường thì trên thị trường, mỗi giây trôi qua lại có hàng nghìn nhà kinh doanh muốn mua hoặc bán ngoại tệ.
Thị trường Ngoại hối hoạt động 24 giờ một ngày trừ những ngày cuối tuần. Tùy thuộc vào múi giờ, việc giao dịch ngoại tệ diễn ra trên những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới: London, New York, Tokyo, Zürich, Frankfurt, Hong Kong, Singapore, Paris và Sidney. Điều này có nghĩa là khi các định chế tài chính ở London đóng cửa thì giao dịch ngoại tệ vẫn tiếp tục diễn ra ở New York; và khi các định chế tài chính ở New York đóng cửa thì giao dịch ngoại tệ vẫn tiếp tục diễn ra ở Tokyo, và cứ như vậy. Thông thường, nếu không có một sự kiện bất khả kháng nào xảy ra, thị trường Ngoại hối mở cửa vào sáng sớm ngày thứ Hai và đóng cửa vào đêm muộn ngày thứ Sáu. Thị trường thường có những diễn biến bất ngờ trong khoảng từ 2 đến 3 giờ sáng Giờ miền Đông (Eastern Standard Time – EST) (tức là từ 7 đến 8 giờ sáng giờ GMT) trong phiên giao dịch châu Âu. Phiên giao dịch Bắc Mỹ bắt đầu từ lúc 8 giờ 30 phút sáng Giờ miền Đông (tức 1 giờ 30 phút chiều giờ GMT). Thị trường thường ít biến động hơn trong phiên giao dịch châu Á, phiên này thường sôi động nhất vào khoảng 8 giờ tối Giờ miền Đông (tức 1 giờ sáng giờ GMT).
Thị trường Ngoại hối là một thị trường tài chính toàn cầu, phi tập trung và giao dịch tự do. Có thể hình dung một cách đơn giản, nó là hệ thống giúp các trung tâm tài chính thế giới liên kết với nhau. Các giao dịch được thực hiện giữa những nhà môi giới, giao dịch viên của các tổ chức và nhà kinh doanh cá nhân với sự trợ giúp của hệ thống máy tính và các sàn giao dịch điện tử. Nhờ đó, thị trường
Ngoại hối trở nên phổ biến và rất dễ dàng tham gia đối với những người muốn thực hiện việc đầu tư một cách chủ động và tự quản lý phần vốn của mình.
Đây chính là lý do khiến cho số người quan tâm đến thị trường Ngoại hối ngày càng tăng. Nhưng bất cứ nhà kinh doanh Ngoại hối mới vào nghề nào cũng cần nhận thức được và hiểu rõ tất cả những rủi ro tiềm ẩn trong giao dịch Ngoại hối.
Ngày nay, những thành phần tham gia thị trường chủ yếu là các ngân hàng trung ương, ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư cũng như những nhà đầu tư và nhà kinh doanh chuyên nghiệp. Có thể kể tên những tổ chức nổi bật nhất như City Group, Inc., JP Morgan Chase & Co., Goldman Sachs Group, Inc., Morgan Stanley, Merrill Lynch, UBS AG, Bank of America, HSBC, Bank of Tokyo-Mitsubishi và rất nhiều thành phần khác. Trên thực tế, các tổ chức này tiến hành phần lớn giao dịch và được coi là những tổ chức tạo lập thị trường (Market maker) vì họ có khả năng tác động tới mức giá của các đồng tiền.
Những bài sau mình sẽ nói rõ hơn về thị trường forex nhé!