::
Home Kiến Thức – Phân tích Phân tích thị trường và các dạng biểu đồ Forex

Phân tích thị trường và các dạng biểu đồ Forex

by Fxonline24h-ThienDung
0 comment

Phân tích thị trường và các dạng biểu đồ Forex

Phân tích thị trường thì loại nào là tốt nhất?

Đây thực sự là một vấn đề không thể trả lời được vì đơn giản, các cách phân tích khác nhau chính là các cách nhìn thị trường từ những góc khác nhau mà thôi. Mỗi loại phân tích có những điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt mà chúng ta không thể so sánh hơn thua một cách rõ ràng được. Đơn giản, bạn hãy chọn cho mình cách phân tích nào là phù hợp nhất và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho mình

Ảnh minh họa

Để tóm gọn lại, chúng ta cần ghi nhớ như sau:

  1. Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là việc nghiên cứu biến động của giá trên biểu đồ.
  2. Phân tích cơ bản (fundamental analysis) là việc phân tích tình hình kinh tế hiện tại.
  3. Phân tích cảm tính thị trường (market sentiment analysis) là xem xét xem liệu thị trường đang có khả năng tăng hay giảm dựa trên viễn cảnh hiện tại và tương lai do phân tích cơ bản đem lại.

Phân tích cơ bản tạo ra cảm tính thị trường, trong khi phân tích kỹ thuật giúp định hình cái cảm tính đó thông qua biểu đồ và đưa ra khuôn khổ cho việc giao dịch.

Ba loại phân tích này kết hợp với nhau để giúp bạn có một ý tưởng giao dịch tốt. Bạn cần kết nối tất cả những biến động giá trong quá khứ và thông tin kinh tế hiện tại và dùng kỹ năng phân tích để kiếm chứng và tìm cơ hội, hãy tưởng tượng về 1 cái ghế 3 chân để thấy sự quan trọng của cả 3 loại phân tích, nếu bạn bỏ 1 chân ra, chiếc ghế sẽ trở nên lung lay.

banner

Để trở thành một chuyên gia thực sự trong thị trường forex, bạn cần phải biết cách sử dụng cả 3 chân ghế này hiệu quả.

Bạn không tin? Hãy nghe một ví dụ về việc chỉ chú ý đến 1 khía cạnh phân tích sẽ gây ra thảm họa.

Ví dụ:

  • Giả sử là bạn đang nhìn vào biểu đồ và thấy một cơ hội giao dịch tốt với cặp GBPUSD, bạn cảm thấy phấn khích vì ý nghĩ sẽ có “mưa tiền” rơi xuống, bạn tự nhủ “Ồ, chưa bao giờ mình thấy một cơ hội giao dịch ngon như vậy với GBPUSD. Mình yêu cái biểu đồ này. Bây giờ nhảy vào hốt tiền nào”, sau đó, bạn đặt lệnh mua cho cặp GBPUSD với một nụ cười lớn trên mặt, khoe hết cả hàm răng ra.

Nhưng chờ đã! Tự nhiên thị trường chạy 100 pips ngược hướng với lệnh của bạn. Một điều mà bạn chưa kịp biết đó là một ngân hàng lớn ở London nộp đơn xin phá sản. Bất ngờ, cảm tính của mọi người về thị trường Anh là sợ hãi và họ giao dịch theo hướng ngược lại.

Nụ cười tươi hết cỡ của bạn trở nên câm nín và bạn bắt đầu giận dữ về tín hiệu trên biểu đồ ban đầu. Bạn vứt máy tính của bạn xuống đất và bắt đầu đập nó. Tất nhiên, điều này chỉ càng khiến bạn mất thêm tiền để mua máy tính mới mà thôi.

Và, điều này xảy ra là do bạn đã hoàn toàn bỏ lơ phân tính cơ bản và phân tích cảm tính, Ok câu chuyện có vẻ hơi kịch tính hóa một chút, nhưng chắc bạn đã hiểu nội dung mà tôi muốn truyền đạt rồi đúng không.

Đừng chỉ dựa trên 1 loại phân tích khi quyết định giao dịch. Bạn cần học cách sử dụng cân đối các loại phân tích.

Các dạng biểu đồ của Forex

Chúng ta sẽ xem xét 3 loại biểu đồ thường được sử dụng nhất hiện nay:

  1. Biểu đồ đường – line chart.
  2. Biểu đồ dạng thanh – bar chart.
  3. Biểu đồ dạng nến – candlestick chart.

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về các loại nói trên.

Biểu đồ dạng đường – Line chart

Biểu đồ dạng đường cơ bản là vẽ 1 đường nối từ mức giá đóng cửa này đến mức giá đóng cửa khác. Khi các điểm này được nối lại với nhau, chúng ta sẽ thấy được tổng quát chuyển động của giá của một cặp tiền nào đó trong một khoảng thời gian.

Xem ví dụ về biểu đồ dạng đường của audusd bên dưới:

Biểu đồ dạng thanh – bar chart

Biểu đồ dạng thanh thì phức tạp hơn. Nó thể hiện giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất và thấp nhất của một phiên giao dịch. Đáy của biểu đồ thanh là mức giá thấp nhất của phiên giao dịch, trong khi đó đỉnh của thanh chính là giá cao nhất.

Thanh giá này thể hiện biên độ giao dịch của sản phẩm.

Thanh ngang nhỏ bên trái thể hiện giá mở cửa và thanh ngang nhỏ bên phải thể hiện giá đóng cửa.

Xem ví dụ dưới đây về biểu đồ thanh để rõ hơn:

Một thanh biểu đồ đơn giản có thể là 1 thời đoạn thời gian, có thể là 1 ngày, một tuần hoặc 1 giờ. Khi bạn nghe về “thanh biểu đồ”, bạn cần biết chắc khung thời gian đó là khung thời gian nào thì bạn sẽ biết 1 thanh đó đại diện cho bao nhiêu thời gian.

Biểu đồ thanh còn được gọi là biểu đồ “OHLC”, bởi vì nó chỉ ra giá mở cửa – Open, cao nhất – High, thấp nhất – Low, và giá đóng cửa – Close của một sản phẩm nhất định. Xem ví dụ về thanh giá dưới đây

  • Giá mở cửa – Open: thanh ngang nhỏ nằm bên trái là giá mở cửa
  • Giá cao nhất – High: đỉnh của thanh giá thể hiện giá cao nhất trong khoảng thời gian
  • Giá thấp nhất – Low: đáy của thanh giá thể hiện giá thấp nhất trong khoảng thời gian
  • Giá đóng cửa – Close: thanh ngang nhỏ nằm bên phải là giá đóng cửa

Biểu đồ nến – candlestick chart

Biểu đồ nến đưa ra những thông tin giống như biểu đồ thanh, nhưng ở dạng đẹp hơn và trực quan hơn.

Biểu đồ nến vẫn chỉ ra vùng giá từ cao nhất đến thấp nhất theo trục dọc từ trên xuống dưới. Tuy nhiên, trong biểu đồ nến, thân nến thể hiện biên độ giữa giá mở cửa và đóng cửa. Tùy thuộc vào màu sắc mặc định của thân nến mà xác định được giá đóng cửa cao hoặc thấp hơn giá mở cửa

Ở ví dụ bên dưới, thân nến màu đen thể hiện giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa, tức là nến giảm giá. Ngược lại, nếu thân nến màu trắng thì giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa, tức là nến tăng giá

Các phần mềm giao dịch hiện nay như Metratrader 4 có thể giúp bạn đổi màu nến theo sở thích của mình, ví dụ như màu xanh cho nến tăng giá và màu đỏ cho nến giảm giá ..v..v..

Việc dùng biểu đồ nến đem lại sự trực quan hơn, mặc dù thông tin do biểu đồ nến cung cấp thì cũng chỉ bao gồm giá mở cửa, đóng cửa, cao nhất, thấp nhất phiên mà thôi.

Một số ưu điểm của biểu đồ nến là:

Biểu đồ nến dễ nhận biết hơn và là điểm khởi đầu tốt cho các bạn mới bắt đầu học phân tích.

Biểu đồ nến dễ sử dụng hơn. Mắt chúng ta thường ngay lập tức thấy được những thông tin do biểu đồ nến chỉ ra. Thêm nữa, những nghiên cứu cho thấy rằng trực quan sẽ giúp việc học trở nên dễ dàng hơn, điều này có thể cũng có ý nghĩa trong việc giao dịch.

Biểu đồ nến và mô hình nến có những cái tên rất hay như Bắn sao – Shooting Star, giúp dễ dàng nhớ được mô hình này là như thế nào

Biểu đồ nến rất tốt trong việc xác định những điểm xoay chiều của thị trường. Bạn sẽ được học điều đó sau những bài tiếp theo.

Các broker uy tín: Broker

You may also like

Leave a Comment

logo-fxonline24h

Sự hạn chế và sự chịu trách nhiệm: Tiền Invest không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hay hư hại nào. Từ sự phụ thuộc đến vào các thông tin có trên Trang Web này. Bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và bài đánh giá nhà môi giới Forex. Thông tin có trong trang web này, có thể không hiện tại. Với việc phân tích là ý kiến của chúng tôi, không có sự đảm bảo dưới bất kỳ hình thức nào.
Giao dịch tiền tệ trên thị trường Forex liên quan đến mức độ rủi ro cao. Vậy, trước khi quyết định giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác nên được xem xét cẩn thận về mục tiêu đầu tư, mức độ kinh nghiệm và sự rủi ro. Chúng tôi tập trung vào việc cung cấp thông tin quan trọng về tất cả nhà môi giới chúng tôi xem xét để có được thông tin chính xác nhất.