::
Trang chủ Tin tứcChứng khoán Khối ngoại rút ròng gần 6.700 tỉ đồng trong tháng 4, ghi nhận ba tháng xả liên tiếp

Khối ngoại rút ròng gần 6.700 tỉ đồng trong tháng 4, ghi nhận ba tháng xả liên tiếp

bởi juudefx1337
0 Bình luận 10 Lượt xem

Khối ngoại rút ròng gần 6.700 tỉ đồng trong tháng 4, ghi nhận ba tháng xả liên tiếp

Nội dung

Bất chấp đà hồi phục từ thị trường, khối ngoại liên tục gây áp lực xả lên cả ba sàn trong tháng 4 với tổng giá trị bán ròng 6.693 tỉ đồng và khối lượng 333 triệu đơn vị.

Thị trường chứng khoán Việt Nam kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 4 trong sắc xanh. Cụ thể, VN-Index tăng 0,25% lên mức 769,1 điểm; khối lượng giao dịch được cải thiện lên mức 250 triệu cổ phiếu, tương đương 4.191 tỉ đồng. So với thời điểm cuối tháng 3, thị trường đã phục hồi gần 16%.
Bất chấp đà hồi phục từ thị trường, khối ngoại liên tục gây áp lực xả lên cả ba sàn trong tháng vừa qua với tổng giá trị bán ròng 6.693 tỉ đồng và khối lượng 333 triệu đơn vị. Đây là tháng thứ ba liên tiếp khối ngoại bán ròng tính từ đầu năm 2020 đến nay.

Khối ngoại xả hơn 6.000 tỉ đồng trên HOSE trong tháng 4

Thống kê giao dịch trên HOSE, NĐT nước ngoài bán ròng 6.021 tỉ đồng với khối lượng tương ứng 272,6 triệu đơn vị. Trong đó, dòng tiền tập trung rút khỏi thị trường cổ phiếu với giá trị lên tới 6.049 tỉ đồng, ngoài ra, khối này bán ròng chứng chỉ quĩ ETF nội với giá trị gần 90 tỉ đồng.
Tháng 4: Dòng vốn ngoại rút ròng gần 6.700 tỉ đồng, ghi nhận ba tháng xả liên tiếp - Ảnh 1.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro
Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng trong tháng 4, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đứng đầu với giá trị 1.287 tỉ đồng. Đây là mã duy nhất chịu áp lực xả nghìn tỉ đồng từ khối ngoại trong tháng vừa qua.
Liên quan đến kết quả kinh doanh quí đầu năm, Vingroup ghi nhận doanh thu thuần sụt giảm gần 30% so với cùng kì, đạt 15.368 tỉ đồng; lợi nhuận ròng còn 505 tỉ đồng, giảm một nửa so với cùng kì năm ngoái.
Doanh thu giảm chủ yếu đến từ hoạt động bán lẻ do Vingroup đã rút khỏi lĩnh vực này cuối năm 2019. Ngoài ra, lợi nhuận giảm ở hầu hết các lĩnh vực do ảnh hưởng của đại dịch.
Trong nhóm bán ròng, NĐT nước ngoài rút vốn khỏi cổ phiếu VNM (562 tỉ đồng) bất chấp những kết quả tích cực mà Vinamilk đạt được trong quí vừa qua. Cụ thể, doanh nghiệp này vẫn giữ vững lợi nhuận trong tình hình dịch bệnh phức tạp, với lãi thuần 3.363 tỉ đồng. Xét về doanh thu thậm chí có sự tăng trưởng 7,3% so với cùng kì.
Ngoài ra, khối ngoại xả trăm tỉ đồng cổ phiếu VRE (378 tỉ đồng), VGC (267 tỉ đồng) và MSN (210 tỉ đồng). Trong ba mã thuộc “họ Vingroup”, chỉ có duy nhất cổ phiếu VHM được khối ngoại mua ròng.
Tại nhóm ngân hàng, cổ phiếu VCB dẫn dầu về giá trị bán ròng với 409 tỉ đồng, theo sau là VPB (348 tỉ đồng), STB (333 tỉ đồng), HDB (308 tỉ đồng) và BID (221 tỉ đồng).
Kết thúc quí I/2020, nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ở mức hai con số. Tuy nhiên, lợi nhuận của không ít nhà băng cũng giảm mạnh dưới tác động sâu rộng của đại dịch. Đơn cử, “ông lớn” Vietcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế quí I đạt 5.223 tỉ đồng, giảm 11% so với cùng kì 2019.
 Ngược lại, Top10 mã được mua ròng không ghi nhận cổ phiếu nào có giá trị vượt 100 tỉ đồng. Trong đó, khối ngoại tập trung gom cổ phiếu FPT (87,4 tỉ đồng). Với đặc thù ngành nghề ít chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, FPT ghi nhận doanh thu thuần và lợi nhuận tăng trưởng lần lượt 17% và 18% trong 3 tháng đầu năm 2020.
Mặt khác, dòng tiền ngoại tìm đến cổ phiếu HPG (73,7 tỉ đồng), VHM (49,75 tỉ đồng), HCM (37,23 tỉ đồng) và PHR (34,26 tỉ đồng). Ngoài ra, NĐT nước ngoài rót vốn vào một số mã khác như NVL (31,75 tỉ đồng), PPC (17 tỉ đồng), PDR (12,8 tỉ đồng), GAB (11,8 tỉ đồng) và AAA (11 tỉ đồng).

Tương tự, khối ngoại bán ròng 405 tỉ đồng trên HNX

Giao dịch trên sàn HNX, khối ngoại bán ròng gần 405 tỉ đồng trong tháng 4, với khối lượng bán khoảng 40,8 triệu cổ phiếu.
Tháng 4: Dòng vốn ngoại rút ròng gần 6.700 tỉ đồng, ghi nhận ba tháng xả liên tiếp - Ảnh 2.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro
Theo đó, tại phía bán ròng, NĐT nước ngoài xả trên trăm tỉ đồng duy nhất cổ phiếu SHB (130,3 tỉ đồng). Bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh, trong quí I/2020, dư nợ cho vay của SHB vẫn tăng trưởng 6,4% với thu nhập lãi thuần đạt 1.684 tỉ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 780 tỉ đồng, tăng 4,8% so với cùng kì 2019
Bên cạnh đó, dòng tiền rút khỏi cổ phiếu PVS (93 tỉ đồng), theo sau là VHL (77 tỉ đồng), TNG (46 tỉ đồng) và LAS (26 tỉ đồng). Cùng chiều, cổ phiếu HUT và HDB lần lượt bị khối ngoại bán ròng 17,5 tỉ đồng và 12,7 tỉ đồng.
 Bị bán ròng dưới 10 tỉ đồng có các cổ phiếu SHS (7,6 tỉ đồng), IDJ (7,5 tỉ đồng) và PLC (5,5 tỉ đồng).
Diễn biến trái chiều, NĐT nước ngoài gom vào rất ít các mã trên sàn này, đơn cử cổ phiếu VCS (9,3 tỉ đồng), ART, INN và HAD. Cùng với đó, khối này cũng mua ròng nhẹ các mã khác như SDT, SLS, IDV, HAD, SD6 và CEO.

Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị bán ròng 267 tỉ đồng

Diễn biến tương tự tại thị trường UPCoM, giá trị bán ròng của NĐT nước ngoài đạt 267 tỉ đồng với khối lượng 19,7 triệu cổ phiếu.
Tháng 4: Dòng vốn ngoại rút ròng gần 6.700 tỉ đồng, ghi nhận ba tháng xả liên tiếp - Ảnh 3.
Nguồn: Ánh Hường tổng hợp từ Fiinpro
Cổ phiếu của hai doanh nghiệp trong những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19 và giá dầu giảm là ACV và BSR lần lượt bị khối ngoại xả 156 tỉ đồng và 210 tỉ đồng.
Cùng với đó, khối này cũng tạo áp lực bán ròng lên cổ phiếu VEA (38 tỉ đồng), VIB (16,6 tỉ đồng) và NTC (14,6 tỉ đồng). Mặt khác, một số cổ phiếu lọt top bán ròng trên UPCoM trong tháng 4 như VLC, SAS, VGG, VCW.
 Trong khi đó, NĐT nước ngoài mua ròng nhiều nhất cổ phiếu VTP (57,7 tỉ đồng), kế đến là LPB (21,7 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu QNS, MCH, OIL, CTR, HND, LTG, BDG và PVP.
Theo Vietnambiz

Bài viết liên quan

Nhập bình luận

logo-fxonline24h

Công bố miễn trừ trách nhiệm
Fxonline24h.com không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào từ việc sử dụng thông tin trên website này, bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và đánh giá nhà môi giới Forex.
Thông tin trên website có thể không chính xác và phân tích chỉ là ý kiến cá nhân, không có điều gì đảm bảo.
Giao dịch Forex tiềm ẩn rủi ro cao. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm và khả năng chịu rủi ro trước khi giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác.
Chúng tôi nỗ lực cung cấp thông tin chính xác về các nhà môi giới để bạn đưa ra quyết định sáng suốt.

TIN TỨC