54
Mô hình sóng đẩy 5 – 3
Ông Elliott đã chỉ ra rằng thị trường có xu hướng sẽ đi theo mô hình mà ông gọi là mô hình sóng 5 – 3Mô hình 5 sóng đầu tiên ông gọi là sóng đẩy (impulse waves)Mô hình 3 sóng cuối gọi là sóng điều chỉnh (corrective waves)Trong mô hình, sóng 1, 3, 5 là sóng vận động, có nghĩa là nó đi cùng với xu hướng chính, trong khi đong sóng 2 và sóng 4 là sóng điều chỉnhĐừng lẫn lộn sóng 2 và 4 với mô hình điều chỉnh ABC sẽ học sau nhé |
Hãy xem ví dụ về mô hình 5 sóng đẩy bên dưới
Nếu vẫn còn bối rối thì hãy nhìn vào ví dụ có màu sắc ở bên dưới
Chúng ta sẽ dùng thị trường chứng khoán để giải thích cho biến động trong ví dụ trên, như cách ông Elliott đã dùng, nhưng thực ra không cần quan trọng đó là thị trường nào. Nó có thể là thị trường tiền tệ, trái phiếu, vàng, dầu thô…
|
- Sóng đẩy mở rộng
Một điều cần biết là một trong số 3 sóng đẩy (1, 3 hoặc 5) sẽ có hiện tượng “mở rộng”, có nghĩa là nó kéo dài hơn so với 2 sóng còn lại
Theo Elliott, thường thì sóng 5 sẽ mở rộng. Tuy nhiên, gần đây, ngày càng có nhiều người cho rằng sóng 3 mới là sóng mở rộng
Mô hình sóng điều chỉnh ABC
Xu hướng bao gồm mô hình 5 sóng kế tiếp bằng sự điều chỉnh và đảo chiều bởi mô hình 3 sóng ngược xu hướng. Những chữ cái cũng được sử dụng để đánh dấu sự điều chỉnh, bên cạnh những con số. Hãy xem ví dụ dưới đây cho mô hình 3 sóng điều chỉnh
Chỉ bởi vì chúng ta đang sử dụng thị trường tăng điểm làm ví dụ nên không có nghĩa là lý thuyết sóng Elliott không hoạt động trong thị trường giảm điểm. Mô hình sóng 5-3 trong thị trường giảm điểm sẽ như sau:
Một số loại mô hình sóng điều chỉnh
Theo Elliott, có 21 mô hình sóng điều chỉnh bao gồm từ cơ bản đến phức tạp
Nghe có vẻ rắc rối nhưng 21 mô hình này cũng chỉ xuất phát từ 3 mô hình đơn giản mà thôi
Hãy xem 3 mô hình này
- Mô hình Zig-Zag (Zig-Zag formation)
Mô hình Zig-Zag là biến động rất dốc của giá và di chuyển ngược lại so với xu hướng trước đó. Sóng B thường là sóng ngắn nhất so với sóng A và sóng C. Những mô hình zig-zag có thể xuất hiện 2 lần, thậm chí là 3 lần trong một đợt điều chỉnh (2 đến 3 mô hình zig-zag dính liền vào nhau). Cũng như các sóng khác, mỗi sóng của mô hình zig-zag lại có thể chia thành mô hình 5 sóng nhỏ
- Mô hình phẳng (flat formation)
Mô hình phẳng là sóng điều chỉnh đi ngang. Trong mô hình phẳng, chiều rộng của các sóng thườngngang nhau, với sóng B ngược đầu với sóng A và sóng C thì ngược với B. Chúng ta dùng chữ “thường” vì có đôi khi sóng B có thể vượt qua khỏi điểm bắt đầu sóng A
- Mô hình tam giác (triangle formation)
Mô hình tam giác là sự điều chỉnh bị “nhốt” trong hai đường xu hướng đang chụm đầu lại hoặc đang tách đầu ra. Tam giác được tạo bởi 5 sóng đi ngược với xu hướng ban đầu và trong trạng thái đi ngang. Tam giác này có thể là tam giác cân, tam giác tăng, tam giác giảm hoặc tam giác mở rộng
Sóng nằm trong sóng
Như đã đề cập bên trên, sóng Elliot có phân hình (fractals). Mỗi sóng lại được làm từ những sóng nhỏ hơn. Hãy xem ví dụ bên dưới để thấy rõ
Bạn có thể thấy sóng 1, 3 và 5 được hình thành từ những mô hình 5 sóng đẩy nhỏ hơn, trong khi sóng 2 và 4 được hình thành từ mô hình 3 sóng điều chỉnh nhỏ
Luôn nhớ rằng mỗi con sóng lại được hình thành từ những mô hình sóng nhỏ hơn. Mô hình này tự nó lặp lại mãi mãi
Để giúp dễ dàng hơn cho việc đặt tên các con sóng, lý thuyết sóng Elliott đã đặt tên cho một chuối các sóng từ lớn nhất đến nhỏ nhất như:
-
Siêu chu kỳ lớn – grand supercycle
-
Siêu chu kỳ – supercycle
-
Chu kỳ – cycle
-
Chính – primary
-
Trung gian – Intermediate
-
Nhỏ – minor
-
Vụn vặt – minute
-
Rất vụn – minuette
-
Siêu vụn – sub-minuette