::
Trang chủ Tin tứcChứng khoán Chứng khoán 22/7: Giao dịch đầy ức chế, VN-Index giảm gần 7 điểm

Chứng khoán 22/7: Giao dịch đầy ức chế, VN-Index giảm gần 7 điểm

bởi minhtuantran2802
0 Bình luận 2 views

Chứng khoán 22/7: Giao dịch đầy ức chế, VN-Index giảm gần 7 điểm

Nội dung

Chỉ số lình xình đi ngang cho tới khoảng 14h rồi lại nhận thêm áp lực của một loạt các trụ và cả nhóm Ngân hàng. Hệ quả là nhà đầu tư cũng buộc phải chủ động thoái lui hàng loạt cổ phiếu.

Chứng khoán 22/7: Giao dịch đầy ức chế, VN-Index giảm gần 7 điểm
Mọi diễn biến của nhóm trụ lúc này đều có tính lan tỏa rất mạnh tới tâm lý chung. Kịch bản đảo chiều đã diễn ra ở nhóm này vào phiên sáng nhưng không gây lo ngại khi mức giảm không đáng kể.
Tuy nhiên, chỉ số đã cho thấy sự chán nản mệt mỏi rõ rệt hơn trong phiên chiều. Từ khoảng 14h, đã có sức ép lớn hơn khiến nhà đầu tư buộc phải rút lui hàng loạt.
Khi mà cả VNM (-1,6%), VHM (-1,6%) cũng giảm khá mạnh cùng với nhóm Ngân hàng CTG (-2,1%), BID (-1,96%), VPB (-1,32%), cơ hội cho VN-Index có thể giữ được thế trận là không có. Cuối phiên, chỉ số giảm 6,61 điểm xuống 855,08 điểm (-0,77%).
Sắc đỏ qua đó đã hoàn toàn lật ngược tình thế với 266 mã giảm so với 103 mã tăng và 57 mã đứng giá tham chiếu. Nhiều cổ phiếu có yếu tố tích cực vẫn bị nhúng xuống hơn 1% như SSI (-1,31%), TCH (-1,11%), SZC (-1,74%), HCM (-1,33%). Trong số này SSI, HCM, SZC đều có kết quả khả quan trong quý II còn TCH cũng mới được công bố vào rổ chỉ số VN30. 
Một số khác thậm chí còn giảm mạnh hơn như ROS (-4,17%), CTD (-4,24%), HDG (-2,21%), GEX (-2,14%), HAG (-3,8%).
Trên sàn, các mã tăng tích cực như DPM (+2,05%), LCG (+6,21%), GTN (+4,17%) lúc này bỗng nhiên rời rạc và khó có thể duy trì được đà tăng nếu cứ tách rời xu hướng chung.
Với các diễn biến này, dòng tiền càng có cớ để đứng ngoài. Giá trị giao dịch khớp lệnh của cả phiên chỉ đạt 3.364 tỷ đồng còn giao dịch thỏa thuận càng có chiều hướng tăng lên, cuối phiên đạt 963 tỷ đồng.
Trên HNX, chỉ số đóng cửa giảm 0,67% xuống 115,32 điểm. Thanh khoản sàn đạt 32,17 triệu đơn vị, tương đương 330 tỷ đồng.
Còn UPCoM trở thành điểm sáng giao dịch giữa thời điểm 2 sàn giao dịch nhạt nhòa. LPB (+4,6%), VIB (+3%), BVB (+14,7%) đã có những bước tiến đầy bất ngờ trong đó LPB là mã hút tiền không kém bất kỳ một Bluechip nào của HOSE khi đạt 123,32 tỷ đồng.
Chỉ số UPCoM-Index tăng được 0,37% lên 57,57 điểm. Thanh khoản đạt 27,26 triệu đơn vị, tương đương 336,75 tỷ đồng.
=============
Bộ 3 VHM, VRE, VIC đã nhanh chóng tan rã khi VHM (-0,4%) quay đầu giảm còn VIC (+0,2%) cũng không bật lên nổi. Vẫn chỉ còn lại VRE (+3,04%) là mã tăng tốt nhưng lại ít gây ảnh hưởng.
VN-Index cuối phiên sáng giảm 0,11 điểm xuống 861,58 điểm. Thanh khoản èo uột chỉ đạt 162,1 triệu đơn vị, tương đương 2.243 tỷ đồng trong đó có tới 735 tỷ đồng thỏa thuận. Điều này đồng nghĩa rằng giao dịch hiện chỉ hơn 1.500 tỷ đồng.
Ngoài DBC (+4,42%) thị trường hiện không có nổi một cổ phiếu nào khớp được trên 100 tỷ đồng. Ngay cả HPG (+0,53%) cũng mới giao dịch được trên 50 tỷ đồng và đang đứng thứ 3.
Lượng tiền nhỏ giọt trên khiến cho trạng thái tăng giá của nhiều cổ phiếu tỏ ra hạn chế. DPM (+2,05%), GTN (+2,08%) đều không thể tăng mạnh hơn. Hiện chỉ có một vài mã đầu cơ như LCG (+6,58%), LDG (+6,78%) có được mức tăng tốt.
Với HNX, giao dịch vẫn đang bị đè nén. SHB (-0,78%), ACB (-0,41%) đều giảm giá ép chỉ số HNX-Index không thể thoát khỏi sắc đỏ, giảm 0,3% xuống 115,74 điểm. Thanh khoản sàn chỉ đạt 22,67 triệu đơn vị, tương đương 243 tỷ đồng.
Sự hồi phục cuối phiên hôm qua của thị trường mang lại sự trấn an nhiều hơn là một sự hưng phấn trong tâm lý nhà đầu tư. Các trụ vẫn đang được theo dõi sát sao lúc này khi kịch bản đảo chiều vẫn treo lơ lửng.
Nhóm cổ phiếu Vingroup tạm thời đều đang tăng với VIC (+0,3%), VHM (+0,4%), VRE (+3%). VRE đang tăng khá tốt trong bộ 3 trên nhưng ảnh hưởng của cổ phiếu tới chỉ số lại không thể so sánh với các mã còn lại.
Điều này chỉ dẫn đến việc VN-Index hiện tăng không đáng kể, lên 863,17 điểm (tính đến lúc 10h). Sắc xanh tạm thời thắng thế nhưng không hoàn toàn vượt trội. 
Các mã tăng tích cực nhất cũng chủ yếu biến động trong biên độ 2% như DBC (+2,1%), TCM (+2,3%), GTN (+3,75%), DPM (+2,73%) trong đó DBC, DPM ít nhiều đều được hỗ trợ tâm lý sau kết quả kinh doanh quý II tích cực.
Một cổ phiếu khác đã tăng mạnh trong ngày hôm qua cũng nhờ kết quả ấn tượng là DGW (-1,5%) thậm chí còn đang giảm nhẹ. Điều này cho thấy việc kiếm lợi nhuận T+3 ở những mã có yếu tố cơ bản tốt cũng không hề dễ dàng.
Tại HNX, sự giằng co thể hiện còn rõ hơn khi SHB (0%), PVS (+0,81), ACB (-0,41%) thường xuyên có những nhịp đảo chiều quanh mốc tham chiếu. Chỉ số HNX-Index tính đến 10h cũng chỉ loanh quanh 116 điểm, ngay dưới mốc tham chiếu.
Theo Bizlive

Bài viết liên quan

Nhập bình luận

logo-fxonline24h

Công bố miễn trừ trách nhiệm
Fxonline24h.com không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào từ việc sử dụng thông tin trên website này, bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và đánh giá nhà môi giới Forex.
Thông tin trên website có thể không chính xác và phân tích chỉ là ý kiến cá nhân, không có điều gì đảm bảo.
Giao dịch Forex tiềm ẩn rủi ro cao. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm và khả năng chịu rủi ro trước khi giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác.
Chúng tôi nỗ lực cung cấp thông tin chính xác về các nhà môi giới để bạn đưa ra quyết định sáng suốt.