Giá dầu WTI giảm hơn 4% sau quyết định của Ả-rập Xê-út hạ giá, kích thích đợt bán tháo. Thị trường lo ngại về dư cung và suy yếu nhu cầu. Mặc dù rủi ro địa chính trị tăng, nguồn cung dầu toàn cầu vẫn dồi dào, trong khi căng thẳng khu vực chưa gây ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô
Ngày 8/1, giá dầu WTI giảm hơn 4% sau quyết định của Ả-rập Xê-út hạ giá bán khiến thị trường lo ngại về sự dư cung và suy yếu nhu cầu.
Biểu đồ hợp đồng tương lai dầu thô WTI (Nguồn: Investing)
Hợp đồng dầu WTI kết thúc phiên giao dịch mất 3.04 USD (4.12%) xuống còn 70.77 USD/thùng, trong khi hợp đồng dầu Brent giảm 2.64 USD (3.35%) xuống 76.12 USD/thùng.
Biểu đồ hợp đồng tương lai dầu thô Brent
Đợt bán tháo diễn ra sau khi Ả-rập Xê-út đã giảm mạnh 2 USD/thùng với dầu thô Arab Light bán cho các khách hàng Châu Á.
Ông Flynn chia sẻ: “Thị trường có vẻ cảm thấy rằng rủi ro địa chính trị sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung và nếu có thì nhu cầu vẫn yếu nên sẽ không thành vấn đề”, ông Flynn chia sẻ.
Các chuyên gia phân tích cho rằng một cuộc chiến tranh khu vực có sự tham gia của Iran có thể dẫn đến sự gián đoạn ở eo biển Hormuz, điều này sẽ có tác động lớn đến thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay căng thẳng leo thang trong khu vực vẫn chưa dẫn đến vấn đề về nguồn cung dầu thô.
Các chuyên gia lưu ý rằng một cuộc chiến tranh có sự tham gia của Iran có thể làm gián đoạn ở eo biển Hormuz và tác động lớn đến thị trường. Tuy nhiên, đến nay, căng thẳng vẫn chưa gây ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô.
Mặc dù rủi ro địa chính trị gia tăng, thị trường dầu toàn cầu vẫn có nguồn cung dồi dào. Mỹ đã bơm khoảng 13.2 triệu thùng/ngày trong tuần cuối cùng của năm 2023, đồng thời, dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất của nước này đều tăng hơn 10 triệu thùng.
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ cũng tăng hơn 1 triệu thùng/ngày lên 5.2 triệu thùng/ngày trong thời gian trên. Ả-rập Xê-út đang hạ giá để ngăn khách hàng mua dầu thô của Mỹ cũng như hạ giá các thùng dầu giá rẻ của Iran và Nga.
Theo CNBC