Số lượng đơn xin phá sản tại Hoa Kỳ đang gia tăng đột ngột và có thể tiếp tục tăng trong năm 2024 nếu lãi suất tiếp tục tăng và các khoản hỗ trợ trong đại dịch không được khôi phục
Số đơn xin phá sản tại Mỹ trong năm 2023 đã tăng 18% so với năm trước. Theo thông tin từ hãng cung cấp số liệu phá sản Epiq AACER tổng số đơn xin phá sản năm ngoái là hơn 445.000, trong đó có khoảng 419.000 đơn xin của cá nhân. Điều này được cho là do tăng cường lãi suất, sự thắt chặt điều kiện vay và giảm sút các khoản hỗ trợ trong bối cảnh đại dịch.
*Ảnh minh họa Epiq AACER
Năm 2023, doanh nghiệp và người dân Mỹ phải đối mặt với lãi suất cao, điều kiện cho vay bị thắt chặt và các khoản hỗ trợ trong đại dịch dần kết thúc. Số đơn xin tái cấu trúc doanh nghiệp cũng tăng đáng kể, lên đến 72% so với năm 2022 với hơn 6.500 trường hợp.
Dự kiến làn sóng phá sản sẽ tiếp tục trong năm 2024. Dù vậy, các số liệu trên vẫn thấp hơn đáng kể so với 757.000 đơn năm 2019 – thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện.
Phó giám đốc Epiq AACER cho biết: “Như đã dự đoán, số lượng đơn xin phá sản mới trong năm 2023 đã tăng đột ngột so với năm 2022. Chúng tôi cho rằng rằng trong năm 2024 sẽ tiếp tục có sự gia tăng về số người dân và doanh nghiệp nộp đơn phá sản. Điều này có thể được giải thích bởi việc các chính sách kích thích trong đại dịch đang dần được rút lại, lãi suất vay tăng cao và tỷ lệ nợ trong hộ gia đình đang tiến gần đến mức kỷ lục”.
Số liệu từ Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) tại New York cho biết tính đến cuối quý III/2023, nợ hộ gia đình tại Mỹ là 17.300 tỷ USD. Tỷ lệ thanh toán không đúng hạn cũng đang tăng lên dù vẫn thấp hơn mức tiền đại dịch.
*Ảnh minh họa FED
Chính sách nâng lãi mạnh tay để ghìm lạm phát của FED trong hai năm qua đã khiến thị trường tài chính thắt chặt đáng kể với các doanh nghiệp và hộ gia đình. Chỉ riêng lãi vay mua nhà nửa cuối năm 2023 đã lên cao nhất trong hơn 20 năm.
Kể từ tháng 3/2022, FED đã nâng lãi suất 11 lần để kiềm chế lạm phát. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện khoảng từ 5,25% đến 5,5% – cao nhất 22 năm.
Dù vậy từ quý cuối năm 2023, chi phí đi vay và thị trường tài chính đã dần “thuận lợi” với các doanh nghiệp và hộ gia đình. Nguyên nhân là FED giữ nguyên lãi suất trong suốt nửa cuối năm. Đồng thời ra tín hiệu quá trình thắt chặt đã chấm dứt. Cơ quan này có thể giảm lãi từ năm sau.
Theo Reuters