::
Trang chủ Kiến Thức – Phân tích Ichimoku nâng cao (Tenkan Sen và Kijun Sen)

Ichimoku nâng cao (Tenkan Sen và Kijun Sen)

bởi Fxonline24h-ThienDung
0 Bình luận 3 views

Ichimoku nâng cao (Tenkan Sen và Kijun Sen)

Nội dung

TENKAN SEN PHỐI HỢP VỚI ĐƯỜNG GIÁ

TENKAN  SEN: Kí hiệu RED – Màu Đỏ.
  • Ý nghĩa: Tenkan Sen nghĩa là đường chuyển đổi. Hay nói cách khác, Tenkan Sen chính là đường cân bằng được chuyển đổi từ đường giá nhằm mục đích làm “trơn” trong các biến động đột biến ở trong đường giá. Vì ở giá có nhiều biến gây “ nhiễu” nên Tenkan Sen được lấy giá cao nhất và thấp nhất nhằm lọc bỏ đi “tín hiệu gây nhiễu” giúp chúng ta nhìn rõ hơn dao động của giá. Đó chính là lý do trên biểu đồ, Tenkan Sen luôn bám sát và men theo đường giá. Tenkan Sen và đường giá tuy 2 mà là 1.
  1. Công Thức:
TENKAN SEN = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2 lấy trong vòng 9 phiên về quá khứ bao gồm cả phiên hiện tại.
  • Công dụng:
a. Tenkan Sen dùng để chỉ hướng cho giá ( dao động của giá)
Tenkan ngóc lên báo hiện giá lên
Tenkan ngóc xuống báo hiệu giá đi xuống
Tenkan nằm ngang báo hiệu thị trường đi ngang – dao động yếu.
Tenkan cho tín hiệu xu hướng mang tính chất ngắn hạn trong giao động của giá ( ngắn hạn bởi vì Tenkan lấy 9 phiên – rất ít).
b. Khi Tenkan Sen nằm ngang – phẳng ngoài chỉ hướng ra thì đặc biệt nó có thêm sức hút và mức cản đối với sự dao động của giá. Tuy nhiên, do trong công tính Tenkan lấy có 9 phiên cho nên sức hút và mức cản nó yếu nhất trong hệ thống Ichimoku ( mức cản tương đương 38.2% Fibo).

 

KIJUN SEN PHỐI HỢP VỚI ĐƯỜNG GIÁ

KIJUN SEN: Kí hiệu Blue – Màu xanh dương.
  •  Ý Nghĩa:
Kijun Sen nghĩa là đường chuẩn hay là đường Cân bằng mà giá hay dao động xung quanh nó.
Trường hợp 1: Giá đi ngang – Thị Trường Sideway.
Kijun Sen dường như là 1 đường thẳng nằm ngang chia cắt đường giá. Và lúc này, giá có hiện tượng lên xuống xoay quanh lên xuống Kijun Sen như kiểu hình SIN.
Trường hợp 2: Gía lên/xuống – Thị Trường có xu hướng.
Khi thị trường có xu hướng thì giá hay có hiện tượng “ dật lên/xuống” và sau đó hồi về lại Kijun Sen phẳng dưới đó. Lúc này, Kijun Sen đóng vai trò làm “ lực đỡ” cho giá tiếp tục nảy lên/xuống theo kiểu hình ‘ BẬC THANG”.
  • Công Thức:
KIJUN SEN = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất)/2   lấy trong vòng 26 phiên về quá khứ bao gồm cả phiên hiện tại.
  • Công dụng:
a. Đây là đường quan trọng chủ đạo trong số 5 đường và nó được xem như là đường cân bằng (26 phiên). Trong số 26 phiên thì chỉ quan tâm giá cao nhất và thấp nhất trong khoảng đó, còn lại bỏ qua hết (tức trong 26 phiên quá khứ (tính luôn cây nến hiện tại), chỉ quan tâm điểm cao nhất/thấp nhất nằm ở cây nến nào mà thôi.
b. Luôn xảy ra hiện tượng Kijun phẳng tức Kijun là đường thẳng nằm ngang. Có hiện tượng này xảy ra tại vì công thức của nó là dựa trên giá cao nhất và thấp nhất chứ không phải giá đóng cửa. Khi Kijun phẳng, điều này cho thấy 1 vùng cân bằng hình thành tính từ điểm cao nhất và thấp nhất trong vòng 26 phiên đó. Hiện tượng này xảy ra sẽ có “ sức hút” mà hút giá trở về nó khi giá đã đi quá xa nhưng không vượt qua được so với điểm cao nhất/thấp nhất của 26 phiên đó. Trường hợp giá mà vượt được điểm cao nhất/thấp nhất trong vòng 26 phiên thì coi như thị trường hình thành nên một vùng cân bằng mới. 
c.Mức cản của đường Kijun tương đối với mạnh trong Ichimoku ( tương đương Fibonancy 50%).
Thiên Dũng: sưu tầm

Bài viết liên quan

Nhập bình luận

logo-fxonline24h

Công bố miễn trừ trách nhiệm
Fxonline24h.com không chịu trách nhiệm cho bất kỳ tổn thất nào từ việc sử dụng thông tin trên website này, bao gồm tin tức thị trường, phân tích, tín hiệu giao dịch và đánh giá nhà môi giới Forex.
Thông tin trên website có thể không chính xác và phân tích chỉ là ý kiến cá nhân, không có điều gì đảm bảo.
Giao dịch Forex tiềm ẩn rủi ro cao. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng mục tiêu đầu tư, kinh nghiệm và khả năng chịu rủi ro trước khi giao dịch Forex hoặc sử dụng các công cụ tài chính khác.
Chúng tôi nỗ lực cung cấp thông tin chính xác về các nhà môi giới để bạn đưa ra quyết định sáng suốt.