Tổng kết mô hình nến Nhật
Vậy là đã xong mô hình nến nhật cho các bạn tham khảo, bài viết hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại những kiến thức mô hình nến Nhật mà trước đó các bạn đã đọc, các bài viết trước “Lý thuyết mô hình nến Nhật Forex, Mô hình nến cơ bản, mô hình 2 và 3 cây nến“, nếu các bạn chưa xem 2 bài viết trước đó thì hãy click vào và đọc lại.
|
Số cây
nến
|
|
||||||||||||
Hai nến
|
|
||||||||||||
Ba nến
|
|
Tổng kết mô hình nến Nhật
Mô hình nến Nhật được thể hiện thông qua các mức giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, đóng cửa của một khoảng thời gian nhất định nào đó:
- Nếu giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa thì đó là một cây nến tăng.
- Nếu giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa thì đó là một cây nến giảm.
- Khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa được gọi là thân nến.
- Phần đuôi nằm ngoài thân nến thể hiện biên độ cao/thấp thì được gọi là bóng nến.
- Giá nằm ở đỉnh bóng trên là giá cao nhất phiên.
- Giá nằm ở đáy bóng dưới là giá thấp nhất phiên.
- Thân nến dài chứng tỏ lực mua hoặc bán mạnh. Thân càng dài thì cho thấy lực càng mạnh.
- Thân nến ngắn chứng tỏ lực mua hoặc bán yếu..
- Bóng nến trên thể hiện mức giá cao nhất trong phiên.
- Bóng nến dưới thể hiện mức giá thấp nhất trong phiên.
- Có nhiều loại mô hình nến và chúng được sắp xếp tùy vào số lượng nến tạo thành mô hình đó.
- Có thể là mô hình đơn, đôi, hoặc cụm 3 nến.
Một số mô hình nến phổ biến như sau.
Số lượng nến
|
Mô hình
|
Một nến
|
Con xoay (spinning tops), Doji, Marubozu,
Búa ngược (Inverted hammer), Người treo cổ (Hanging Man)
Bắn sao (Shooting Star)
|
Hai nến
|
Nhấn chìm tăng - Nhấn chìm giảm
(Bullish Engulfing – Bearish Engulfing),
Đỉnh nhíp - Đáy nhíp (Tweezer Tops – Tweezer Bottoms)
|
Ba nến
|
Sao buổi sáng – Sao buổi chiều
(Morning Stars – Evening Stars),
Ba chàng lính – Ba con quạ
(three white soldiers – three black crows),
Three Inside Up– Three Inside Down
|